Chiến tranh Bắc phạt Ngô Bội Phu

Ngô vẫn giữ được căn cứ địa ở Hồ BắcHà Nam ở miền Trung Trung Hoa tới khi bị quân Quốc dân đảng tấn công trong Chiến tranh Bắc phạt năm 1927. Bị các đồng minh của Quốc dân đảng đánh bại ở hướng Tây Bắc, Ngô phải rút về Trịnh Châu, Hà Nam.

Năm 1923, Ngô trấn áp tàn bạo một cuộc đình công trên tuyến đường sắt Hán Khẩu-Bắc Kinh, cho quân đàn áp những công nhân đình công và lãnh đạo của họ. Binh lính giết chết 35 công nhân và làm bị thương nhiều người khác. Danh tiếng của Ngô với người Trung Hoa suy giảm đáng kể vì sự kiện này, dù ông giành được sự tín nhiệm của giới tư bản Anh và Mỹ để đầu tư vào Trung Hoa.

Ngô Bội Phu treo một bức chân dung George Washington trong văn phòng. Ông là một người quốc gia, và đi vào các tô giới nước ngoài vì ông xem những nơi đó là sự sỉ nhục cho Trung Hoa, dù chỉ để chữa chứng viêm răng mà về sau dẫn đến cái chết của ông.[1]

Khi quân của Ngô Bội Phu bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đánh bại, trong một bữa ăn sáng với một người phương Tây, Ngô Bội Phu mang theo một quyển sách, người phỏng vấn hỏi tên quyển sách, và Ngô nói "Những chiến dịch quân sự của nước Ngô... Thời đó họ không có súng máy hay máy bay." Ngô chưa từng giữ bất cứ chức vụ nào trong chính quyền với tư cách một quân phiệt.[2]

Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 bùng nổ, Ngô từ chối hợp tác với người Nhật. Năm 1939, khi người Nhật mời ông ra lãnh đạo một chính phủ bù nhìn ở miền Bắc Trung Hoa, Ngô tuyên bố rằng ông sẵn sàng trở lại lãnh đạo miền Bắc Trung Hoa theo Trật tự mới Đại Đông Á, nếu lính Nhật rút hết khỏi Trung Quốc. Sau đó ông quay về ẩn cư, rồi mất không lâu sau trong tình trạng đáng ngờ. Ông trở thành một anh hùng dân tộc trước khi mất, một danh vị mà ông chưa từng giành được lúc còn nắm quyền lực. Ngày 9 tháng 12 năm 1939, ông được chính phủ Quốc dân Đảng truy tặng quân hàm Đại tướng.